Tắc tia sữa phải làm sao? Mách mẹ 8 mẹo chữa tắc tia sữa ngay tại nhà
Tắc tia sữa là một trong những nỗi “ám ảnh” của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Bất kì bà mẹ nào cũng có thể bị tắc tia sữa và nếu không điều trị cũng như có hướng xử lý kịp thời, sẽ dẫn tới một số tình trạng nghiêm trọng hơn như bị sốt, áp xe, nhiễm khuẩn phải chích, mổ rất đau đớn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tắc tia sữa là do con chưa ngậm đúng khớp ngậm, gây viêm đầu núm, từ viêm đầu núm vú sẽ dẫn đến hẹp và tắc tia sữa. Cũng có thể một vài nguyên nhân khác như: mẹ quá nhiều sữa, mẹ bị căng thẳng, stress, tư thế cho con bú sai, bé không bú thường xuyên, trấn thương vú,…
Dấu hiệu bị tắc tia sữa
- Vú căng to hơn so với bình thường
- Sờ thấy khối tròn cứng và đau
- Sữa không tiết ra được khi bé bú, hoặc hút sữa, vắt sữa
- Có thể sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi
- Đau nhiều hơn nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều bên trong
Để thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa, mẹ hãy áp dụng ngay những cách chữa tắc tia sữa đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà.
1. Massage nhẹ nhàng bằng tay
Dùng một bàn tay đè ép bầu ngực lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết.
Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn rồi tăng tốc độ dần dần, khoảng 20-30 lần, rồi làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
Cách massage ngực để chữa tắc tia sữa. Ảnh sưu tầm
2. Chườm nóng
Nếu day ép xong mà mẹ vẫn thấy ngực căng, thì mẹ có thể lấy khăn ấm, hoặc bình nước ấm chườm xung quanh bầu ngực. Chườm nóng sẽ làm sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy, tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình tắc tia sữa sẽ dần được cải thiện. Lưu ý, nước không nên quá nóng vì có thể gây bỏng da bạn.
3. Cho bé bú thường xuyên, hoặc dùng máy hút sữa
Khi sữa mới vón kết và vị trí tắc nằm gần núm vú, mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút hết sữa ra, khai thông dòng chảy.
Cho bé bú liên tục, bú đúng cách - miệng của bé ngậm kín núm vú, cho bé bú đủ lâu để hút cạn bầu sữa.
Dùng máy hút sữa để thông tắc tia sữa
4. Giữ tư duy tích cực và thư giãn
Lo lắng và căng thẳng có thể làm tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ hãy giữ tư duy tích cực và thư giãn trong quá trình cho con bú hoặc hút sữa.
5. Dinh dưỡng và uống đủ nước
Đảm bảo bạn duy trì một chế độ ăn uống cân đối và uống đủ nước để cung cấp năng lượng và chất lỏng cho sản xuất sữa của bạn.
6. Đặt lịch bú và hút sữa đều đặn
Để giữ cho lượng sữa được sản xuất ổn định, hãy thử đặt thời gian cụ thể con bú hoặc hút sữa và tuân thủ nó
7. Áp dụng các mẹo dân gian
Chườm lá mít: mẹ lấy một vài chiếc lá mít tươi, sau đó hơ nóng, tránh nóng quá sẽ bị bỏng. Đặt lên ngực và mát xa thật nhẹ nhàng. Kết hợp với việc dùng tay ấn mạnh và từ từ theo chiều từ trên xuống dưới. Mẹ làm liên tục như vậy vài lần 1 ngày và làm liền vài ngày chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
Chườm lá bắp cải: Cũng làm giống hệt như sử dụng lá mít, mẹ cũng lấy 1 vài chiếc lá bắp cải rửa sạch, bỏ phần sống lá, lau khô sau đó hơ cho nóng, đắp lên ngực kết hợp kết hợp mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn.
Chườm lá bắp cải để chữa tắc tia sữa
Đu đủ xanh: Lấy một quả đu đủ non, cắt thành từng lát mỏng, rồi nướng lên cho nóng. Đắp vào hay bên bầu ngực sẽ giúp giảm đau, thông tắc tia sữa hiệu quả.
Lá đinh lăng: Mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống. Nước lá đinh lăng rất dễ uống mà còn có tác dụng làm cho sữa mẹ thơm hơn.
8. Tìm sự hỗ trợ chuyên nghiệp
Lưu ý rằng, tắc tia sữa thường xảy ra và không phải lúc nào cũng đòi hỏi can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc kéo dài về tắc tia sữa, hãy tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe của bạn và con bạn.
Cho con bú thường xuyên và đúng cách để hạn chế tắc tia sữa
Lưu ý để tránh bị tắc tia sữa
Sau khi sinh mẹ nên cho bé bú càng nhiều càng tốt, vừa giúp kích thích sữa về, đồng thời làm giảm tình trạng tắc tia sữa.
Nhiều trường hợp do bé bú không hết, lượng sữa vẫn về nhiều khiến tình trạng đọng sữa lại gây tắc tia sữa. Vì vây, mẹ nên dùng máy hút sữa để hút ra để tránh bị tắc sữa.
Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú, vì thường sữa có cặn nếu sau khi bé bú không được làm sạch cũng dẫn tới hiện tượng tắc đầu ti làm sữa không thoát được ra ngoài.
Đầu ti quá to hoặc thụt vào khiến bé không bú được cũng là một nguyên nhân khiến sữa bị tắc.